Quy chuẩn 06: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình mới nhất

     Căn cứ tại Mục 3 QCVN 06:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BXD quy định việc bảo đảm an toàn cho con người bao gồm những nội dung sau:

  • Yêu cầu chung trong việc bảo đảm an toàn cho con người, bao gồm:
    • Thoát nạn cho người kịp thời và không bị cản trở;
    • Cứu người bị tác động của các yếu tố nguy hiểm của đám cháy;
    • Bảo vệ người trên đường thoát nạn tránh khỏi những tác động của các yếu tố nguy hiểm của đám cháy.
  • Lối ra thoát nạn và lối ra khẩn cấp.
  • Đường thoát nạn.
  • Cầu thang bộ và buồng thang bộ trên đường thoát nạn.
  • Yêu cầu về an toàn cháy đối với các vật liệu xây dựng cho nhà.

Những gian phòng như thế nào sẽ phải có từ hai lối ra thoát nạn trở lên?

     Căn cứ tại tiết 3.2.5 Tiểu mục 3.2 Mục 3 QCVN 06:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BXD quy định về lối ra thoát nạn và lối ra khẩn cấp bảo đảm an toàn cho con người. Trong đó có quy định về các gian phòng sau phải có từ hai lối ra thoát nạn trở lên như sau:

  • Các gian phòng nhóm F1.1 có mặt đồng thời hơn 15 người;
  • Các gian phòng trong các tầng hầm và tầng nửa hầm có mặt đồng thời hơn 15 người;
  • Riêng các gian phòng trong tầng hầm và tầng nửa hầm có từ 6 đến 15 người có mặt đồng thời thì cho phép một trong hai lối ra là lối ra khẩn cấp theo các yêu cầu;
  • Các gian phòng có mặt đồng thời từ 50 người trở lên;
  • Các gian phòng (trừ các gian phòng nhóm F5) có mặt đồng thời dưới 50 người (bao gồm cả tầng khán giả ở trên cao hoặc ban công khán phòng) với khoảng cách dọc theo lối đi từ chỗ xa nhất có người đến lối ra thoát nạn vượt quá 25 m.

     Khi có các lối thoát nạn thông vào gian phòng đang xét từ các gian phòng bên cạnh với số lượng trên 5 người có mặt ở mỗi phòng bên cạnh, thì khoảng cách trên phải bao gồm độ dài đường thoát nạn cho người từ các gian phòng bên cạnh đó.

  • Các gian phòng có tổng số người có mặt trong đó và trong các gian liền kề có lối thoát nạn chỉ đi vào gian phòng đang xét từ 50 người trở lên.
  • Các gian phòng nhóm F5 hạng A hoặc B có số người làm việc trong ca đông nhất lớn hơn 5 người, hạng C - khi số người làm việc trong ca đông nhất lớn hơn 25 người hoặc có diện tích lớn hơn 1000 m2.
  • Các sàn công tác hở và các sàn dành cho người vận hành và bảo dưỡng thiết bị trong các gian phòng nhóm F5 có diện tích lớn hơn 100 m2 - đối với các gian phòng thuộc hạng A và B hoặc lớn hơn 400 m2 - đối với các gian phòng thuộc các hạng khác.

     Nếu gian phòng phải có từ 2 lối ra thoát nạn trở lên thì cho phép bố trí không quá 50 % số lượng lối ra thoát nạn của gian phòng đó đi qua một gian phòng liền kề, với điều kiện gian phòng liền kề đó cũng phải có lối ra thoát nạn tuân thủ quy định của quy chuẩn này và các tài liệu chuẩn tương ứng cho gian phòng đó.

Chiều rộng cầu thang bộ trên đường thoát nạn được quy định như thế nào?

     Căn cứ tại tiết 3.4.1 Tiểu mục 3.4 Mục 3 QCVN 06:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BXD quy định về cầu thang bộ và buồng thang bộ trên đường thoát nạn bảo đảm an toàn cho con người. Trong đó có quy định về chiều rộng của bản thang bộ dùng để thoát người như sau:

          3. ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO NGƯỜI

          ...

          3.4. Cầu thang bộ và buồng thang bộ trên đường thoát nạn

         3.4.1. Chiều rộng của bản thang bộ dùng để thoát người, trong đó kể cả bản thang đặt trong buồng thang bộ, không được nhỏ hơn chiều rộng tính toán hoặc chiều rộng của bất kỳ lối ra thoát nạn (cửa đi) nào trên nó, đồng thời không được nhỏ hơn:

          1,35 m - đối với nhà nhóm F1.1

          1,2 m - đối với nhà có số người trên tầng bất kỳ, trừ tầng một, lớn hơn 200 người

          0,7 m - đối với cầu thang bộ dẫn đến các chỗ làm việc đơn lẻ

          0,9 m - đối với tất cả các trường hợp còn lại.

          ...

     Theo đó, yêu cầu về chiều rộng của bản thang bộ dùng để thoát người là không được nhỏ hơn chiều rộng tính toán hoặc chiều rộng của bất kỳ lối ra thoát nạn (cửa đi) nào trên nó, đồng thời không được nhỏ hơn:

  • 1,35 m - đối với nhà nhóm F1.1
  • 1,2 m - đối với nhà có số người trên tầng bất kỳ, trừ tầng một, lớn hơn 200 người
  • 0,7 m - đối với cầu thang bộ dẫn đến các chỗ làm việc đơn lẻ
  • 0,9 m - đối với tất cả các trường hợp còn lại.

Trân trọng!